Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017

Ai có quyền sử dụng đất thì có tên trong sổ đỏ

Ai có quyền sử dụng đất thì có tên trong sổ đỏ

Ông Mai Văn Phấn, phó cục trưởng Cục Đăng ký đất đai (Tổng cục Quản lý đất đai) trao đổi với Tuổi Trẻ về những điểm mới trong thông tư 33 của Bộ Tài nguyên môi trường liên quan đến cấp sổ đỏ, áp dụng từ ngày 5-12.


* Thông tư 33 của Bộ Tài nguyên môi trường quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sẽ ghi tên các thành viên trong gia đình có chung quyền sử dụng đất. Quy định này hiểu thế nào cho chính xác, thưa ông?
Đây là điểm mới trong quy định của Luật đất đai, nhằm đảm bảo quyền lợi cho từng cá nhân trong hộ gia đình nếu người đó có quyền sử dụng đất trong hộ gia đình.
Theo quy định, với những trường hợp Nhà nước giao đất cho các hộ gia đình không thu tiền như giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cho các thành viên trong hộ gia đình thì đó là tài sản chung của hộ gia đình.
Tuy nhiên, khi cấp sổ đỏ theo quy định trước đây thì chỉ ghi tên của chủ hộ gia đình trên sổ đỏ. Ví dụ như một gia đình có bốn người được giao đất sản xuất nông nghiệp, tức là cả bốn người đều có quyền sử dụng đất bình đẳng, nhưng trên sổ đỏ ngày trước chỉ ghi tên mỗi chủ hộ, còn những người khác không có tên.
Việc này dẫn tới một thực tế là những người có quyền sử dụng đất đã được Nhà nước giao nhưng không được pháp luật công nhận có quyền trên sổ đỏ.
Vì vậy, Luật Đất đai 2013 mới quy định thành viên nào trong hộ gia đình có quyền sử dụng đất cũng đều được ghi tên trên sổ đỏ để bảo đảm quyền cho các thành viên.

* Thực tế đã có những vướng mắc nào để quyết định phải ghi tên đầy đủ các thành viên có chung quyền sử dụng đất trong sổ đỏ, thưa ông?

Việc chỉ ghi tên chủ hộ trên sổ đỏ đối với hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất theo quy định cũ có vướng mắc và bất cập. Thời gian qua đã có nhiều trường hợp khiếu nại xảy ra.
Ví dụ như khi giao đất nông nghiệp cho các thành viên trong hộ gia đình, trên sổ đỏ trước đây chỉ ghi hộ ông (hoặc hộ bà) nên có chuyện bố mẹ đứng tên trên sổ đỏ có cả quyền sử dụng đất của con nhưng lại tự ý chuyển nhượng cả quyền sử dụng đất của con cho doanh nghiệp.
Các cơ quan nhà nước, cơ quan công chứng cũng căn cứ vào tên trên sổ đỏ để làm thủ tục cho bố mẹ chuyển nhượng đất, nhưng sau đó mới phát sinh chuyện các con của những người này - những người được Nhà nước giao đất nông nghiệp - đòi lại quyền sử dụng đất của mình dẫn tới khiếu nại.

* Ngoài đất nông nghiệp do Nhà nước giao cho các hộ sản xuất, với các loại đất khác, việc quy định ghi tên các thành viên có chung quyền sử dụng đất có phải là ghi tất cả những người có tên trong sổ hộ khẩu?
Hiểu như vậy là không chính xác. Thực tế không phải tất cả những người có tên trong sổ hộ khẩu đều là người có quyền sử dụng đất.
Ví dụ trong gia đình có bốn người nhưng chỉ có một người là đối tượng được giao đất sản xuất nông nghiệp nên khi cấp sổ đỏ chỉ ghi tên người được giao đất, không ghi tên những người khác trong hộ gia đình.

* Những trường hợp mua bán nhà đất lâu nay chỉ ghi tên vợ chồng trên sổ đỏ mà không ghi tên con. Theo quy định mới, những trường hợp này tới đây sẽ được ghi như thế nào?

Đây là những trường hợp tạo lập tài sản riêng của vợ và chồng, không phải trường hợp Nhà nước giao đất không thu tiền cho các hộ gia đình, nên vẫn giữ nguyên quy định ghi tên vợ và tên chồng trên sổ đỏ, không phải ghi tên các con, kể cả các con trong cùng hộ khẩu.

                                                                                                                  Nguồn: Báo tuổi trẻ Online

Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

Phát sợ trước lời tiết lộ của người giúp việc tại nhà hàng lẩu


Lẩu là món ăn yêu thích của nhiều thực khách vào mùa đông. Tuy nhiên, hiện nay, tại nhiều quán lẩu, người bán hàng không dùng xương, thịt để ninh lấy nước dùng mà chỉ cần cho vào một thìa hoặc một viên hóa chất là đã có ngay những nồi nước dùng bắt mùi vị.



Trăm nổi lẩu một ngày nhưng không thấy ninh xương

Chị Ngô Thị Hương, trú tại Giang Biên, Long Biên, Hà Nội, cho biết cách đây khoảng gần 2 tháng, chị làm thuê công việc rửa bát tại một quán lẩu gần nhà. Điều mà chị thắc mắc nhất khi làm việc ở đây là hàng ngày, quán rất đông khách, một buổi có khi cả vài chục bàn khách ngồi ăn lẩu nhưng lại không hề thấy đầu bếp của quán ninh xương. Bản thân chị thường được chủ giao đi đổ rác cũng chưa bao giờ nhìn thấy miếng xương nào giống kiểu người ta hay dùng để ninh lấy nước ăn lẩu.

“Suốt thời gian làm việc tại đây nhưng tôi không hề nhìn thấy đầu bếp nhà hàng ninh xương để lấy nước dùng. Tôi làm công việc rửa bát gần khu bếp nhưng cứ lần nào “bén mảng” đến cửa bếp là bị chủ quán đuổi ra khiến tôi rất tò mò, không hiểu sao lại bị “khắt khe” thế.

Chỉ biết, mỗi lần có khách gọi lẩu, đầu bếp lại cầm một cốc nước khi thì sánh vàng, khi thì đỏ choét, đổ vào nồi rồi mang ra xả thêm nước lã ở vòi xong mới bê ra cho khách”, chị Hương chia sẻ.

Không những nước lẩu mà món rau của nhà hàng này cũng mất vệ sinh từ khâu rửa ráy. Chị Hương cho biết, công việc của chị là rửa bát. Nhiều hôm sau khi rửa bát đĩa xong xuôi, chị thấy rau của nhà hàng chưa rửa bèn định mang đi rửa thì đầu bếp “chặn” lại: “Cô không phải rửa đâu, cứ để đấy, tí có khách gọi cháu rửa cũng được”.

Tưởng là nhà hàng phân công công việc rõ ràng nhưng hóa ra, một lúc sau, đầu bếp chỉ vào một chậu nước vẫn còn lớp bọt trắng nổi lềnh bềnh trên mặt mà chị Hương vừa dùng rửa bát và hỏi: “Nước này cô còn dùng nữa không?”.

Thấy chị Hương lắc đầu, đầu bếp liền nhúng rau vào đó rồi ném vào chảo xào, không cần rửa lại. Không hiểu người ăn phải đĩa rau xào này có cảm thấy ngon không. Chỉ biết rằng rau đó dính không ít bọt từ dầu rửa bát vốn chứa chất tẩy rửa.

Chất gây ung thư

Thực tế, để có thể đáp ứng được nhu cầu của thực khách nhanh, đồng thời có được siêu lợi nhuận từ những nồi lẩu giá rẻ, nhiều quán ăn, nhà hàng thường sử dụng gia vị và hóa chất làm tăng hương vị cho nước lẩu.
Các loại gia vị lẩu này thường chứa chất hóa học độc hại như NO2, HCHO, ethyl maltol, propanediol,… gây nguy hiểm cho sức khỏe. Trong đó, NO2, HCHO thường có màu nâu đỏ và được dùng để tạo màu cho nước lẩu và làm tăng vị ngọt đậm đà, thơm dậy mùi cho nước dùng.

Đây là hai chất cực độc gây ức chế khả năng tiếp nhận và cung cấp oxy của cơ thể, tác động lên hồng cầu gây ra bệnh thiếu máu nếu ăn thường xuyên. Ngoài ra, nó còn có tác động xấu đến phổi và làm suy yếu chức năng hô hấp, gây bệnh hen suyễn.

Bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương (Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP.HCM) cho biết NO2 là chất độc, còn HCHO là loại fooc –môn ướp xác cấm dùng trong thực phẩm. Nó được tổ chức nghiên cứu về ung thư thế giới xếp vào nhóm nguy hiểm nếu con người tiếp xúc bằng đường ăn uống, chưa biết ung thư gì nhưng sẽ gây ung thư. Chất độc tố này cấp tính, có thể khiến chết người.

Lẩu là món ăn tốt cho sức khỏe khi có sự cân bằng dinh dưỡng giữa nhiều loại đồ ăn. Tuy nhiên, nếu sử dụng lẩu có hóa chất sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Chính vì vậy, người dân muốn được ăn lẩu ngon, nước dùng nguyên chất và đảm bảo vệ sinh thì nên chế biến tại nhà thay vì đi ăn ngoài để rước họa vào thân.



Cách phân biệt nước lẩu nguyên chất và nước lẩu pha chất hóa học:

Nước lẩu pha chất hóa học: Có hương thơm ngào ngạt; màu sắc bắt mắt, có màu đỏ hồng hoặc vàng cam. Nếu nước lẩu màu hồng nhạt, cay xè kích thích và có vị ngọt đậm thì chắc chắn đó là sản phẩm của công nghệ gia vị tạo ngọt tạo cay và màu hóa học.

Nước lẩu nguyên chất: Có mùi thanh nhẹ, nước trong, có váng mỡ nổi lên. Nước lẩu thông thường sẽ có vị thơm, ngọt thanh đạm của nước hầm xương và rau củ. Nếu cay cũng là vị cay dễ chịu, cay mượt chứ không kích thích như các loại sa tế hóa học.

                                                                                                                           _Sưu tầm_

Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

Chính phủ chấp thuận bỏ sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân

Chính phủ chấp thuận
bỏ sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân

Nghị quyết về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý cư trú thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Công an ban hành mới đây quyết định sẽ bãi bỏ Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú trong quản lý cư trú.


Ngày 30/10/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết 112/NQ-CP về đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến quản lý dân cư thuộc chức năng của Bộ Công an.
Theo đó, Chính phủ giao Bộ Công an nghiên cứu phương án quản lý cư trú thông qua mã số định danh thay vì sổ hộ khẩu, trong đó nêu phương án đơn giản bãi bỏ một số thủ tục liên quan đăng ký thường trú.
Cụ thể, với nhóm thủ tục Đăng ký thường trú (tại cấp huyện, cấp xã) sẽ bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng "sổ hộ khẩu" và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân.
Từ đó, bãi bỏ kết quả giải quyết thủ tục là "sổ hộ khẩu" và thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư quy định tại Luật Cư trú và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cư trú. Bỏ "giấy chuyển hộ khẩu", ban hành kèm theo Thông tư số 36/2014 của Bộ Công an; bỏ giấy tờ chứng minh về mối quan hệ gia đình, giấy khai sinh với trẻ em đăng ký thường trú.
Bãi bỏ hình thức quản lý dân cư tạm trú bằng "sổ tạm trú" và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân. Từ đó, bãi bỏ kết quả giải quyết thủ tục là "sổ tạm trú" và thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư quy định tại Luật Cư trú và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cư trú.
Các nhóm thủ tục sẽ bãi bỏ gồm: Tách sổ hộ khẩu (thực hiện tại cấp huyện, cấp xã); cấp đổi sổ hộ khẩu (thực hiện tại cấp huyện, cấp xã); cấp lại sổ hộ khẩu (thực hiện tại cấp huyện, cấp xã); điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu (thực hiện tại cấp huyện, cấp xã); xóa đăng ký thường trú (thực hiện tại cấp huyện, cấp xã); xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú (thực hiện tại cấp huyện, cấp xã); hủy bỏ kết quả đăng ký thường trú trái pháp luật (thực hiện tại cấp huyện, cấp xã); cấp giấy chuyển hộ khẩu (thực hiện tại cấp huyện, cấp xã); cấp đổi sổ tạm trú tại công an cấp xã; cấp lại sổ tạm trú tại công an cấp xã;điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú tại công an cấp xã; gia hạn tạm trú tại công an cấp xã; hủy bỏ đăng ký tạm trú trái pháp luật tại công an cấp xã.
Căn cứ vào phương án trên, Thủ tướng giao Bộ Công an trong phạm vi thẩm quyền chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ thủ tục hành chính, giấy tờ công dân quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành phù hợp với thời điểm hoàn thành, vận hành của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

                                                                                                                       _Theo Tiền Phong_

Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

10 bí quyết vàng giúp bạn học tiếng anh vô cùng hiệu

10 BÍ QUYẾT VÀNG GIÚP BẠN HỌC TIẾNG ANH VÔ CÙNG HIỆU QUẢ


Bí quyết học tiếng Anh đầu tiên bạn cần biết
Cần hiểu rất rõ tại sao bạn muốn học tiếng Anh. Bạn cần tiếng Anh để phục vụ cho nghề nghiệp của mình hay để giúp bạn xin việc, hay để nói chuyện với những người nói tiếng Anh, hay để giúp bạn trong việc học?

 Bí quyết thứ 2
Cần biết rõ bạn muốn tiếng Anh của mình giỏi tới mức độ nào. Bạn muốn giỏi tiếng Anh tới mức nào về các kỹ năng nói, nghe, đọc và viết?

 Bí quyết thứ 3
Hãy thử hình dung và có khái niệm thật rõ về chính mình khi bạn đã đạt được trình độ tiếng Anh ở mức thành thạo mà bạn muốn. Liệu bạn sẽ nhìn và nghe thấy gì và bạn sẽ cảm thấy như thế nào?

 Bí quyết thứ 4
Nếu có thể hãy đăng ký theo học một khóa tiếng Anh. Nếu không thể làm được điều đó thì hãy tự đặt mình trong bối cảnh mà bạn cần phải dùng tiếng Anh... Hãy tạo ra một thói quen tự học tiếng Anh mỗi ngày và chỉ cần 10 phút thôi, trình độ tiếng Anh của bạn sẽ được tăng lên đáng kể.

 Bí quyết thứ 5
Hãy tìm kiếm các cơ hội học và sử dụng tiếng Anh. Hãy nói tiếng Anh bất cứ khi nào có thể. Hãy nghe đài và CD bằng tiếng Anh, đọc và viết bằng tiếng Anh. Nếu bạn tìm những cơ hội như vậy thì nhất định bạn sẽ tìm thấy.


 Bí quyết thứ 6
Hãy viết những từ ngữ mới vào một cuốn sổ ghi chép. Luôn mang cuốn sổ theo người và như vậy bạn có thể giở sổ ra xem bất kỳ khi nào bạn có chút thời gian rảnh rỗi.

 Bí quyết thứ 7
Luyện tập, luyện tập và luyện tập. Có một câu thành ngữ trong tiếng Anh. Nếu bạn không muốn mất thì hãy sử dụng nó. Câu thành ngữ này rất đúng nhất là khi áp dụng trong trường hợp học ngoại ngữ.

 Bí quyết thứ 8
Hãy kiếm một người có thể giúp bạn học tiếng Anh, có thể là đồng nghiệp của bạn. Tìm một người mà bạn có thể học tiếng Anh cùng. Hãy nói tiếng Anh với người đó hay các bạn có thể gửi tin nhắn bằng tiếng Anh cho nhau.

 Bí quyết thứ  9
Học một ít một nhưng thường xuyên. Hãy tạo ra một thói quen học tiếng Anh mỗi ngày chỉ cần 10 phút thôi. Như thế sẽ tốt hơn là học mỗi tuần chỉ có một lần dù với thời gian dài hơn.

 Bí quyết cuối cùng bạn không nên bỏ qua nếu muốn cải thiện khả năng tiếng Anh

Khi bắt đầu buổi học hãy tự hỏi mình: "Mình muốn học gì hôm nay?" và vào cuối buổi học, tự hỏi mình: "Mình đã học được gì hôm nay?"
Chúc các bạn thánh công!
                                                                                                                                            _Sưu tầm_

Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

10 câu trả lời phỏng vấn xin việc đánh bật các đối thủ


Sau khi nhận được cuộc gọi hẹn phỏng vấn của nhà tuyển dụng, bạn sẽ làm gì tiếp theo? Hãy tham khảo những câu hỏi và câu trả lời thông thái để ghi được những ấn tượng và chinh phục nhà tuyển dụng ngay từ buổi phỏng vấn nhé.



1. Hãy giới thiệu cho nhà tuyển dụng biết về bản thân bạn?
Hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng đang hỏi để đánh giá sự phù hợp của bạn với vị trí công việc, vì vậy bạn nên chuẩn bị những câu trả lời về bạn nhưng gắn với công việc thay vì những vấn đề cá nhân. Bạn chỉ nên trả lời liên quan tới vấn đề cuộc sống cá nhân khi người tuyển dụng thực sự đi sâu và muốn tìm hiểu.
Sau khi nói ngắn gọn về bản thân, bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm vị trí làm việc gần nhất. Bạn nên trình bày những tố chất có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, sau đó có thể “hỏi ngược” lại nhà tuyển dụng.

2.  Hãy nói lý do vì sao bạn nghỉ làm việc ở chỗ cũ?
Hãy đưa ra những câu trả lời mang tính tích cực như: Tôi luôn sẵn sàng đối mặt với các thách thức mới để có cơ hội thăng tiến. Công ty chuyển địa điểm quá xa chỗ ở của tôi… Bên cạnh đó, bạn không nên than phiền  về đồng nghiệp, sếp cũ hoặc quá tham vọng về vị trí công việc trước kia…

3.  Hãy nói về ưu điểm của bạn
Đối với câu hỏi này, bạn phải chuẩn bị thật tốt và nhớ là phải gắn với công việc bạn đang nộp đơn. Hãy nêu các điểm bạn thật sự mạnh và hiệu quả bạn sẽ đem lại đối với công việc trên, đồng thời đừng quên những ví dụ mà bạn đã thực hiện được ở công việc trước đó. Nhìn chung, các nhà tuyển dụng đều có xu hướng muốn nhìn thấy ở nhân viên mình các điểm mạnh chính sau: Kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng thích nghi với sự thay đổi về văn hóa công ty, linh hoạt trong giải quyết vấn đề…
Bạn nên tránh đưa ra những ưu điểm không phù hợp với công việc đang ứng tuyển dễ gây nhàm chán và thể hiện bạn là người “nói nhiều hơn làm”, nó làm bạn mất điểm với nhà tuyển dụng.

4. Hãy nói lý do tại sao bạn lại muốn làm việc tại đây?
Câu hỏi này đưa ra nhà tuyển dụng mong đợi một câu trả lời cho thấy bạn đã cân nhắc kỹ lưỡng về công ty mình muốn làm việc chứ không phải là bạn đã gửi đi bao nhiêu hồ sơ xin việc và chờ đợi người ta gọi điện tới.
Để trả lời tốt câu hỏi này, bạn nên chuẩn bị trước về những nội dung: Tìm hiểu về công ty mà bạn xin tuyển dụng và đọc kỹ về vị trí mà bạn mong muốn, chuẩn bị sẵn 2 – 3 lý do bạn muốn làm việc cho công ty.

5. Bạn dự định làm việc cho chúng tôi trong bao lâu?
Nếu bạn nói thời gian cụ thể thì dù ngắn hay dài cũng đều dễ bị nhà tuyển dụng bẻ lại. Cách tốt nhất là những câu trả lời khéo léo như: “tôi sẽ làm cho công ty mãi nếu như cả hai đều hài lòng” hoặc “tôi sẽ làm hết sức nếu như thấy tốt cho cả hai”…

6. Mức lương mà bạn mong muốn ra sao?
Câu hỏi này được xem như trò chơi mà bạn có thể thua cuộc nếu không chơi thông minh. Vì vậy, hãy đừng trả lời thẳng câu hỏi này. Câu trả lời thích hợp cho câu hỏi này thường là, 'Tùy theo vị trí công việc”. Hầu hết các nhà tuyển dụng thường đặt ra một mức lương cụ thể gắn liền với một chức danh công việc, vì vậy họ luôn cảm thấy cần phải hỏi câu hỏi này.

7. Khả năng chịu đựng áp lực công việc?
Bạn có thể nói rằng bạn chịu được áp lực công việc. Hãy nói tới các áp lực mà bạn phải đối mặt hàng ngày, ví dụ như thường xuyên phải chịu áp lực về hoàn thành việc đúng thời hạn được giao.
Không nên nhắc tới các áp lực mà bạn tự tạo ra cho chính mình, ví như là chần chừ quá lâu mới bắt đầu một việc gì đó, hay là giải quyết một nhiệm vụ mà đã thiếu trách nhiệm ngay từ khi bắt đầu.

8. Kỳ vọng của bạn với công việc mới là gì?
Hãy cho họ biết rằng bạn đang bước đầu làm quen với công việc, do vậy những kỳ vọng là những điều kiện làm việc tốt đẹp và khuyến khích sự phát triển đóng góp cho công ty. Bạn cũng có thể kỳ vọng vào những công việc khiến bạn phấn khích để thuyết phục nhà tuyển dụng.

9. Nếu trúng tuyển, kế hoạch để bắt đầu công việc của bạn như thế nào?
Trong trường hợp này, bạn không nên nêu rõ kế hoạch. Bởi vì, thực tế bạn chưa nắm rõ cụ thể tình trạng công việc cụ thể mà bạn tiếp nhận như thế nào. Cho nên, câu hỏi thông minh nhất bạn cần nói chính là “Sau khi tôi chính thức trúng tuyển, tôi bắt tay vào làm việc luôn, nắm thực trạng công việc hiện tại, tôi sẽ ngay lập tưc có chiến lược phát triển nó hiệu quả”.

10. Bạn có câu hỏi gì dành cho chúng tôi?
Không phải tất cả nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi này, nhưng tốt nhất hãy chuẩn bị cho câu hỏi này. Hầu hết mọi người viết ra một số câu hỏi trước khi họ tiến tới cuộc phỏng vấn của họ trong trường hợp họ được hỏi câu hỏi này. Bạn không cần phải hỏi những câu hỏi có tính vĩ mô hoặc quá rộng nhưng hãy hỏi những câu hỏi thông minh. Hãy hỏi những câu hỏi cơ bản: “mỗi nhân viên của công ty sẽ bắt đầu bằng việc gì”, “công việc chính của bạn ở công ty là gì” hoặc bất kỳ câu hỏi chung chung khác mà bạn có thể nghĩ đến.

Ngoài kinh nghiệm phỏng vấn, kỹ năng tay nghề cũng là yếu tố rất quan trọng quyết định trực tiếp tới cơ hội được nhận vào làm của bạn. Để tay nghề thành thạo, rất nhiều người quyết định chọn các khóa học Trung cấp ngắn hạn để bồi dưỡng và nâng cao tay nghề! Các bạn có thể tìm hiểu thêm về các khóa học tại đây:


Chúc các bạn thành công!

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

Vì sao ngày càng nhiều nam giới học nấu ăn?



Người Á Đông thường “mặc định” trong suy nghĩ bếp núc là chuyện của phụ nữ và nam giới không cần bận tâm đến công việc này. Tuy nhiên nấu ăn là kỹ năng cần thiết cho cuộc sống của một quý ông hiện đại.

Người đàn ông tránh né việc nấu ăn bởi vì họ thật sự lúng túng khi bước vào căn bếp do không nắm rõ kỹ năng cũng như cách điều chỉnh nguyên liệu, gia vị sao cho phù hợp. Nhưng chính nấu ăn lại là một trong những kỹ năng giúp bạn trở thành “soái ca” trong mắt người phụ nữ. Đó cũng đã lý giải cho hiện tượng ngày càng nhiều nam giới tham gia các khóa học nấu ăn.

Những lợi ích khi nam giới khi biết nấu ăn

Với một người đàn ông độc thân, nấu ăn là kỹ năng cần thiết để tự chăm sóc bản thân khi không có gia đình bên cạnh. Cơm tự nấu lúc nào cũng đầy đủ dưỡng chất và ngon hơn cơm tiệm. Một khi đã nắm được những kiến thức căn bản về nấu nướng bạn sẽ cảm thấy hứng thú hơn với công việc nấu ăn. Tự quyết định thực đơn, khẩu vị và xây dựng những món ăn rất riêng theo phong cách của mình giúp bạn tăng cường sức khỏe, đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
Chinh phục trái tim người phụ nữ bạn yêu thương bằng những món ăn ngon là cách làm thông minh của đàn ông hiện đại. Theo quan điểm của phụ nữ, đàn ông biết nấu ăn đồng nghĩa với việc họ có trái tim ấm áp, biết quan tâm, chăm sóc người khác, trưởng thành và đầy trách nhiệm. Chắc chắn trái tim của các cô gái sẽ bị “lỗi nhịp” bởi những chàng trai biết nấu ăn.
Hình ảnh người đàn ông đi chợ, nấu ăn không còn quá xa lạ trong xã hội. Đây là cách họ chia sẻ những khó khăn và giúp đỡ vợ mình. Mỗi một người đàn ông hiện đại luôn nhận thức được rằng chia sẻ công việc gia đình với phụ nữ chính là chất kết dính để gắn chặt hạnh phúc gia đình.
Học nấu ăn là một trải nghiệm rất đáng “thử”, ở đó bạn sẽ thấy mình được truyền cảm hứng khi tìm ra được một bí quyết hay, một công thức chế biến món mới hoặc đơn giản là tạo một tác phẩm ẩm thực tuyệt vời. Không chỉ dừng lại ở việc giải trí nấu ăn còn giúp bạn rèn luyện những phẩm chất tích cực như sự tự tin, sáng tạo, lập kế hoạch tốt, khả năng tổ chức và nó cũng là cách giải tỏa stress hay những bộn bề lo toan trong cuộc sống của bạn.

Học nấu ăn mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho nam giới

Biết nấu ăn chưa bao giờ là kỹ năng dư thừa ở một người đàn ông hiện đại. Chính vì vậy, ngoài học nấu ăn vì đam mê, rất nhiều nam giới đã chọn nấu ăn là nghề nghiệp và định hướng tương lai cho bản thân. Thực tế cho thấy đa phần đầu bếp chuyên nghiệp cả trong và ngoài nước là nam giới. Họ chinh phục đỉnh cao nghề bếp với tính quyết đoán, khả năng tập trung cao độ và có tầm nhìn chiến lược cho các món ăn của mình.
Ngày càng nhiều nam giới tham gia vào lĩnh vực ẩm thực và các công việc liên quan đến nghề bếp. Bạn dễ dàng tìm thấy một anh chàng nhân viên văn phòng với nghề tay trái là food stylist, một kiến trúc sư thành danh vui vẻ bên công việc của một giảng viên ẩm thực và đôi khi một quý ông lịch lãm điều hành công ty vận tải lại xuất hiện rạng rỡ trên sóng truyền hình của một cuộc thi nấu ăn chuyên nghiệp… đây chắc chắn là những người đàn ông bản lĩnh và đầy cuốn hút.
Ngành Nấu ăn là một trong những ngành nghề có thu nhập cao trên thị trường lao động hiện nay, với những lợi thế về tính cách, sức khỏe cũng như khả năng tư duy, nam giới hoàn toàn có thể nâng cao thu nhập từ kỹ năng nấu ăn của mình. Với nấu ăn bạn cũng có thể cải thiện kinh tế gia đình, giảm bớt gánh nặng về kinh tế mang đến điều kiện sống tốt hơn cho người thân.

 #Trường_trung_cấp_Công_nghệ_và_Quản_trị_Đông_Đô với chương trình đào tạo ngành kỹ thuật chế biến món ăn được xây dựng khoa học, bài bản giúp các bạn đặc biệt là các quý ông chưa có kinh nghiệm về kỹ thuật chế biến món ăn vẫn có thể tiếp thu kiến thức tốt nhất. Chương trình học đa dạng về Bánh & món tráng miệng, Món Á, Món Âu, Pha chế đồ uống…. ,thời gian học cũng rất linh hoạt (sáng hoặc cuối tuần) để ngoài công việc thường ngày các bạn vẫn có thể đến lớp.

Hãy là một người đàn ông của thời đại mới từ hôm nay với kỹ năng nấu ăn điêu nghệ cùng Khóa học nấu ăn cấp tốc của Trường Trung cấp Công nghệ và Quản trị Đông Đô nhé.


 Liên hệ phòng tuyển sinh để được tư vấn: 024 3574 5017 – 0972 350 939
 Đăng ký học tại đây: http://tuvantuyensinh.dongdoctm.edu.vn/dang-ky-online


Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017

Mẹo quản lý hồ sơ, tài liệu cho người làm hành chính văn thư


Đối với người làm hành chính văn thư việc sắp xếp, quản lý và lưu trữ các hồ sơ là điều hết sức quan trọng. Vậy sắp xếp, lưu trữ ra sao cho khoa học nhất? Hãy cùng theo dõi vài mẹo sau đây giúp những người làm hành chính văn thư quản lý tài liệu, hồ sơ 1 cách khoa học nhất nhé!



1. Chọn tủ hồ sơ hành chính văn phòng
Đừng nghĩ việc lưu trữ hồ sơ trong những file hay tủ nhỏ cho tiết kiệm mà như thế chắc chắn bạn không hề tiết kiệm bằng việc bạn sử dụng tủ lớn đâu. Nên:
-     Dùng tủ hồ sơ có nhiều ngăn: Với tủ có nhiều ngăn sẽ phù hợp với kích thước của các loại hồ sơ khác nhau. Mỗi ngăn bạn sẽ có thể dán giấy bên ngoài phân chia theo từng loại hồ sơ để dễ dàng quản lý và tìm kiếm hơn.
-     Dùng tủ hồ sơ treo trên tường: Trong văn phòng có không gian nhỏ, chúng ta nên dùng tủ hồ sơ treo trên tường. Loại tủ này vừa tiết kiệm không gian, giá thành không quá đắt mà có thể giải quyết được khá nhiều hồ sơ khi bạn cần lưu trữ mà không gian quá hẹp.
-     Sử dụng những mẩu giấy ghi chú: Giấy note là loại giấy không được phép thiếu đối với những người làm hành chính văn phòng. Mỗi loại giấy có kích thước và màu sắc khác nhau, bạn có thể dùng cho từng loại hồ sơ hoặc những ghi chú khác nhau.

 2. Phân loại hồ sơ
Nếu như bạn cứ để chồng chất, lẫn lộn các loại hồ sơ mà không phân loại thì việc lẫn, thất lạc hoặc không tìm thấy hồ sơ là điều dễ dàng gặp phải. Bạn cần phải phân loại ngay từng loại hồ sơ:
-      Phân loại theo chủ đề: Nếu cùng 1 loại hồ sơ bạn cũng nên phân chia theo từng chủ đề chi tiết để dễ quản lý và tìm kiếm: báo cáo, quảng cáo, kế hoạch…
-      Phân loại theo cụm: Trong cùng một loại chủ đề nên chia nhỏ hồ sơ theo từng cụm ví dụ như: cụm quý 1, cụm quý 2, cụm quý 3, cụm 4.
-      Phân loại theo nhóm: Trong cùng một cụm hồ sơ nên chia nhỏ ra theo từng nhóm ví dụ như: nhóm quý 1, nhóm quý 2, nhóm quý 3, nhóm quý

3. Sắp xếp hồ sơ
Sắp xếp hồ sơ khoa học sẽ giúp bạn tìm kiếm khi cần một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Nên sắp xếp theo cách như sau:
-     Sắp xếp theo thời gian: Bạn có thể sử dụng giấy ghi chú ở ngoài về thời gian diễn ra, sắp xếp theo thứ tự từ trước đến sau để có thể tìm kiếm một cách nhanh nhất.
-     Sắp xếp theo mẫu tự: Sắp xếp dựa theo thứ tự mẫu tự (A,B,C…) của hồ sơ.
-     Sắp xếp theo tính chất: Sắp xếp dựa theo tính chất của hồ sơ: hồ sơ chưa giải quyết, giải quyết xong, phản hồi…



4. Lập danh mục hồ sơ
Danh mục hồ sơ là bản liệt kê một cách hệ thống hồ sơ của đơn vị. Nhờ vào danh mục này mà chúng ta có thể sắp xếp, quản lý và tra cứu hồ sơ nhanh chóng.
-     Tạo một danh mục cụ thể, chính xác: Bạn nên tạo một danh mục cụ thể và đưa sơ đồ đó vào máy tính. Khi cần tìm bạn có thể tra nhanh trên máy tính và biết được hồ sơ đó nằm ở tủ tài liệu nào, ngăn số mấy.
-     Danh mục hồ sơ phải được cập nhật thường xuyên: Không phải đưa danh mục xong là xong mà bạn cần phải đối chiếu, cập nhật thường xuyên khi có sự bổ sung những hồ sơ mới.

5. Lưu trữ hồ sơ
Hồ sơ phải được lưu trữ vào một vị trí nhất định để khi cần truy cập sẽ nhanh chóng. Hãy làm 1 hồ sơ về vị trí các hồ sơ để bạn có thể tra cứ và tìm một cách nhanh nhất khi cần.
-     Dùng bút chì đánh số ở góc phải các hồ sơ lưu trữ.
-     Bên ngoài tập lưu trữ có nhãn về loại hồ sơ, số thứ tự
-     Vào bảng tính Excel để lập số lưu trữ hồ sơ, có chú thích bên cạnh, dùng chức năng siêu liên kết (Hyperlink) để liên kết với tập tin hình ảnh cần lưu. Như vậy khi cần xem lại hồ sơ chúng ta chỉ cần nhấp vào số lưu trữ hồ sơ có đặt chức năng siêu liên kết.
-     Nên lưu tập hồ sơ vào đĩa CD-ROM. Nếu máy vi tính trong văn phòng có được một ổ CD-Read and Write thì tốt.

Bạn thấy đấy, công việc hành chính văn thư tưởng như rất đơn giản nhưng thực ra vô cùng khó khăn, vất vả và cũng nhiều công việc đòi hỏi sự tỷ mỉ. Khi bạn làm việc cẩn thận, khoa học thì công việc hành chính của bạn luôn thuận lợi và diễn ra nhanh chóng.


Để hiểu rõ hơn nữa về những công việc cần làm của một nhân viên hành chính văn thư bạn có thể đăng ký tham gia khóa học trung cấp chính quy ngắn hạn tại Trường trung cấp Công nghệ và Quản trị Đông Đô

52 phím tắt để sử dụng tin học văn phòng siêu nhanh


Bạn là sinh viên hay nhân viên văn phòng? Bạn thường xuyên phải lập trình, thiết kế đồ họa hay sử dụng tin học văn phòng…. để tăng nhanh hiệu quả công việc, tiết kiếm thời gian thì bạn nên sử dụng các phím tắt thông qua việc kết hợp các phím với nhau để gọi một tính năng nào đó thay vì phải tìm chọn thủ công. Những phím tắt hữu ích trên PC sau đây là những gì bạn cần nhớ.



1. Ctrl + C: Sao chép.
2. Ctrl + X: Cắt (Cut).
3. Ctrl + V: Dán (Paste).
4. Ctrl + Z: Quay lại thời điểm trước đó (Undo).
5. Shift + Delete: Xóa thẳng tập tin / thư mục mà không cần giữ lại trong thùng rác.
6. Ctrl + một phím di chuyển (trái / phải / lên / xuống): Chọn nhiều tập tin / thư mục rời rạc.
7. Ctrl + Shift + một phím di chuyển (trái / phải / lên / xuống): Chọn nhiều tập tin / thư mục liên tục.
8. Ctrl + Shift + dùng chuột kéo đi: Tạo shortcut cho tập tin / thư mục đã chọn.
9. Ctrl + phím di chuyển sang phải: Đưa trỏ chuột tới cuối từ đang đứng sau nó.
10. Ctrl + phím di chuyển sang trái: Đưa trỏ chuột lên ký tự đầu tiên của từ trước nó.
11. Ctrl + phím di chuyển xuống: Đưa trỏ chuột đến đầu đoạn văn tiếp theo.
12. Ctrl + phím di chuyển lên: Đưa con trỏ chuột đến đầu đoạn văn trước đó.
13. Ctrl + A: Chọn tất cả.
14. F3: Mở tính năng tìm kiếm tập tin/thư mục trong My Computer.
15. Alt + Enter: Mở cửa sổ Properties của tập tin / thư mục đang chọn.
16. Alt + F4: Đóng một chương trình.
17. Ctrl + F4: Đóng cửa sổ hiện hành của trong chương trình đang thực thi.
18. Alt + Tab: Chuyển đổi qua lại giữa các chương trình đang chạy
19. Alt + Esc: Chọn có thứ tự một cửa sổ khác đang hoạt động để làm việc.
20. F4: Mở danh sách địa chỉ trong mục Address của My Computer.
21. Ctrl + Esc: Mở Start Menu, thay thế phím Windows.
22. Alt + nhấn chuột: Di chuyển nhanh đến một phần của văn bảng từ mục lục.
23. F5: Làm mới các biểu tượng trong cửa sổ hiện hành.
24. Backspace: Trở lại danh mục trước đó, tương tự Undo.
25. Giữ phím Shift khi vừa cho đĩa vào ổ đĩa quang: Không cho tính năng“autorun”của đĩa CD/DVD tự động kích hoạt.
26. Ctrl + Tab: Di chuyển qua lại giữa các thẻ của trình duyệt theo thứ tự từ trái sang phải.
27. Ctrl + Shift + Tab: Di chuyển qua lại giữa các thẻ của trình duyệt theo thứ tự từ phải sang trái.
28. Enter: Xác nhận dữ liệu đã nhập thay cho các nút của chương trình như OK,…
29. F1: Mở phần trợ giúp của một phần mềm.
30. Tab: Di chuyển giữa các thành phần trên cửa sổ.




31. Windows + Break: Mở cửa sổ System Properties.
32. Windows + D: Ẩn / hiện các cửa sổ.
33. Windows + M: Thu nhỏ cửa sổ hiện hành xuống thanh taskbar.
34. Windows + E: Mở My Computer.
35. Windows + F: Tìm kiếm chung.
36. Ctrl + Windows + F: Tìm kiếm dữ liệu trong My Computer.
37. Windows + F1: Xem thông tin hướng dẫn của hệ điều hành.
38. Windows + L: Quay về màn hình khóa.
39. Windows + R: Mở cửa sổ Run.
40. Windows + U: Mở Ease of Access Center trong Control Panel.




41. Nhấn giữ phím Shift bên phải trong 8 giây: Tắt / mở FilterKeys.
42. Alt trái + Shift trái + Print Screen: Tắt / mở High Contrast.
43. Alt trái + Shift phải + Numlock: Tắt / mở MouseKeys.
44. Nhấn phím Shift 5 lần: Tắt / mở StickyKeys either.

45. Ctrl + O: Mở dữ liệu.
46. Ctrl + N: Tạo mới.
47. Ctrl + S: Lưu đè lên tập tin dữ liệu đã có.
48. Ctrl + W: Đóng cửa sổ hiện tại.
49. Alt + F: Hiện danh sách thực đơn từ cửa sổ hiện tại.
50. Ctrl + P: Gọi tính năng in ấn từ ứng dụng đang chạy.
51. Ctrl + F10: Phóng to / thu nhỏ cửa sổ ứng dụng.
52. F2: Đổi tên tập tin / thư mục


Trên đây là 52 phím tắt cơ bản mà trungcaptinhoc muốn chia sẻ với các bạn. Nếu bạn đang quan tâm đến các khóa học tin học ngắn hạn hãy liên hệ với chúng tôi để nâng cao kiến thức cho mình nhé !

Thứ Ba, 8 tháng 8, 2017

“Bão” sắp đổ ập lên teen 2k2

“Bão” sắp đổ ập lên teen 2k2:
Chưa có năm nào “lao đao” vì đổi mới như năm 2020!

Năm 2020 cũng là thời điểm thi THPT của teen 2k2 được dự đoán có rất nhiều đổi mới. Teen 2k2 nhất định phải cập nhật những tin quan trọng này để chuẩn bị tốt trước tương lai.


 1.  Sẽ có cả kiến thức lớp 10, 11, 12 trong đề thi THPT 2020?

Nếu như kì thi THPT quốc gia 2017 vừa qua, đề thi phần lớn chỉ nằm trong chương trình lớp 12 thì nội dung thi THPT quốc gia năm 2018 sẽ bao gồm cả kiến thức lớp 11, 12 và năm 2019 sẽ gồm cả 3 năm học. Có thể thấy theo xu hướng này, rất có thể từ năm 2019 trở đi, nội dung thi tốt nghiệp THPT sẽ gồm cả 3 năm học lớp 10,11,12.
Giả sử điều này xảy ra, teen 2k2 xác định phải học cuốn chiếu ngay từ lớp 10 vì kiến thức cần ôn thi THPT của chương trình 3 lớp là rất nặng. Teen 2k2 mà “đủng đỉnh” đợi đến lớp 12 mới tập trung học thì “vắt chân lên cổ” cũng không ôn kịp, chưa kể có thể nhiều thay đổi khác sẽ “ập đến” trong kì thi THPT 2020 mà teen 2k2 không thể lường trước.

2. Thay đổi sách giáo khoa

Một dự thảo mới khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự tính sẽ triển khai bắt đầu từ năm 2018: thay đổi sách giáo khoa cho chương trình giáo dục phổ thông mới. Theo đó, năm học 2018 – 2019 sẽ thực hiện thay sách giáo khoa lớp 10; năm học 2019 – 2020 sẽ thay sách giáo khoa lớp 11 và năm học 2020 – 2021 sẽ thay sách giáo khoa lớp 12.
Tuy teen 2k2 phải học chương trình sách giáo khoa mới đến khi tham gia thi THPT quốc gia 2020, nhưng điều này lại tạo ra áp lực lớn. Bởi vì, sau kì thi THPT 2020, sách giáo khoa lớp 10, 11, 12 sẽ thay đổi theo chương trình mới. Nếu không qua kỳ thi năm 2020 và thi lại năm sau, teen 2k2 rất có thể sẽ phải học hoàn toàn chương trình cấp 3 mới mới có thể thi THPTQG 2021. Để “thích nghi” được, teen 2k2 phải thay đổi kiến thức và kĩ năng trước đó, vất vả hơn để bắt kịp chương trình mới. Chưa kể, teen 2k2 nhiều khả năng “đau đầu” tiếp với những điều chỉnh của phương án thi THPT Quốc gia năm 2021.


3. Phải có học bạ đẹp để vào trường “xịn”

Xét tuyển học bạ cấp 3 là hình thức được đông đảo các thí sinh lựa chọn để thực hiện ước mơ đại học, hứa hẹn sẽ tiếp tục được áp dụng trong các kì tuyển sinh tương lai. Kỳ thi đại học 2017 vừa qua, ngay cả các trường TOP đầu như Đại Học Bách khoa Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Học viện Báo chí và Tuyên truyền…đều lấy kết quả học tập cấp 3 là một trong các hình thức xét tuyển vào trường. Đến năm 2020, dù có phải làm bài thi THPT quốc gia hay không thì teen 2002 vẫn có khả năng phải đối mặt với việc xét học bạ để vào đại học.

Các teen 2k2 phải chuẩn bị tinh thần ngay từ bây giờ để “đón đầu” trước những đổi mới đang chờ chúng ta tới năm 2020. Teen 2k2 không còn giải pháp nào khác là phải có một kết quả học tập tốt ngay từ lớp 10 để chuẩn bị học bạ đẹp và nền tảng kiến thức vững vàng. Muốn vậy, các teen 2k2 nhất định phải có một kế hoạch học tập tốt ngay từ giờ. Chuẩn bị cho tương lai ngay trước khi quá muộn teen 2k2 nhé!
                                                                                                                 _Sưu tầm_

Có nên theo học văn bằng 2 nấu ăn hay không?



Đầu bếp là một trong những ngành nghề phát triển, lương cao, được nhiều người quan tâm lựa chọn nhất hiện nay. Không ít bạn trẻ đã quyết định theo học văn bằng 2 nấu ăn để mở ra hướng đi mới trong tương lai, giúp ổn định cuộc sống.


Điều kiện tuyển sinh văn bằng 2 rất linh hoạt, phù hợp với nhiều đối tượng học viên. Chỉ cần bạn có mong muốn học nghề nấu ăn, đã tốt nghiệp và có bằng trung cấp trở lên ngành nghề bất kề thì đều có thể đăng ký theo học. Thời gian đào tạo ngắn hạn theo đúng quy định của Bộ.
Khi ra trường bạn sẽ được cấp bằng Trung cấp Kỹ thuật chế biến món ăn chính quy, có kỹ năng và tay nghề để đáp ứng tốt các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Cơ hội công việc sau khi học văn bằng 2 nấu ăn cực kì nhiều, so với những ngành nghề khác, ngành này có mức lương khá cao, tương xứng với tay nghề của bạn.



Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho học viên, chương trình đào tạo văn bằng 2 nấu ăn của trường Trung cấp Công nghệ & Quản trị Đông Đô có thời gian học rất thuận lợi. Với những người đang đi làm, có thể đăng ký học các lớp ngoài giờ hành chính vào thứ 7 và chủ nhật, để không làm ảnh hưởng tới công việc, mọi hoạt động bình thường của mình.

Hồ sơ thủ tục học văn bằng 2 nấu ăn rất đơn giản, mọi chi tiết xin liên hệ Văn phòng tuyển sinh chính thức của Trường Trung cấp Công nghệ và Quản trị Đông Đô: Số 6 (đầu ngõ 97) phố Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội

https://www.facebook.com/images/emoji.php/v5/u9e/1/16/27a1.png Liên hệ phòng tuyển sinh để được tư vấn: 024 3574 5017 – 0972 350 939
https://www.facebook.com/images/emoji.php/v5/u9e/1/16/27a1.png Đăng ký học tại đây: 
http://tuvantuyensinh.dongdoctm.edu.vn/dang-ky-online
https://www.facebook.com/images/emoji.php/v5/u9e/1/16/27a1.png
 Click vào bài viết để đọc thêm chi tiết hoặc để lại bình luận bên dưới


Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

Những món ăn ngon nhất Việt Nam trong mắt khách Tây

Trong chuyến đi xuyên Đông Nam Á, hai blogger du lịch nổi tiếng Mei và Kerstin rất ấn tượng với nền ẩm thực phong phú, ngon và tốt cho sức khỏe của Việt Nam.


1. Gỏi cuốn: Với nhân tôm, thịt, rau thơm và bún cuộn trong một lớp bánh tráng mỏng chấm với nước sốt ngon tuyệt khiến gỏi cuốn trở thành món “ăn hoài không ngán”.


2. Chả giò: Không dễ để làm được một chiếc chả giò hoàn hảo, phải chuẩn bị và trộn nhân theo tỉ lệ đúng, phải chú ý tới lượng nhân bỏ vào bánh tráng, độ mềm của bánh tráng, cách cuộn chả giò, nhiệt độ dầu rán, cách vớt ra… mọi chi tiết nhỏ đều quan trọng. Nhưng nếu làm đúng, bạn sẽ được thưởng thức món chả giò chấm nước mắm nóng hổi và ngon tuyệt.


3. Bánh cuốn: Đây là món đặc sản của miền Bắc Việt Nam. Lớp bánh mỏng bao quanh nhân thịt băm mộc nhĩ được hấp chín, ăn kèm chả và nước mắm.

4. Nem chua: Nem chua là thịt lợn sống lên men, nó có vị chua chua, ngọt ngọt và cay cay. Đây thường là món ăn phụ hoặc món ăn vặt của người Việt.


5. Bánh xèo: Mei và Kerstin ví bánh xèo giống như một loại bánh kếp rán làm từ bột gạo. Với nhân tôm, giá, hành và thịt lợn, bánh xèo thường được cắt ra và quấn trong bánh tráng hoặc rau diếp cùng với rau thơm và chấm nước mắm. Bánh xèo ngon nhất là ở Hội An, miền Trung Việt Nam.


6. Bún bò Huế: Nước dùng của món bún này được nấu từ xương bò, xương ống, hành, rau mùi và sả. Vài hàng còn cho thêm chân giò, tiết lợn. Bát bún sẽ ngon hơn nếu cho thêm chút tôm chua và húng quế.


7. Nem nướng: Nếu thích thịt nướng thì chắc chắn bạn sẽ mê mệt món nem nướng đặc sản Nha Trang, gồm thịt xay trộn hành, tiêu đen, nước mắm và đem nướng trên than hoa. Nem nướng được ăn kèm với rau thơm như rau mùi, cà rốt, rau húng, bún và bánh tráng.


8. Phở: Đây là món ăn nổi tiếng của Việt Nam, hình thành từ thế kỷ 20 ở miền Bắc. Phở Hà Nội có nước dùng thanh nhã và vị ngon tuyệt vời, phở Sài Gòn cho nhiều rau tươi hơn.


9. Bánh mì: Bánh mì Việt Nam được coi là một trong những món ăn đường phố ngon nhất thế giới, với vỏ bánh giòn, nhân thịt nướng, pa tê, dưa chuột, rau thơm và sốt trứng gà.


10. Bún riêu: Nước dùng của món bún này được nấu từ cua xay, cùng với màu cua và dấm. Như nhiều món bún khác của Việt Nam, bún riêu được ăn kèm với rất nhiều loại rau sống như hành tươi, rau mùi, giá và rau muống.

11. Bánh canh: Món bánh canh ở miền Nam Việt Nam thường có thêm cá viên, sườn lợn và rau thơm. Ở các vùng khác, nước dùng có thể có vị tôm, cua hoặc đôi khi là chân giò.


12. Chạo tôm: Đây là một món ăn truyền thống khác của Huế được làm từ tôm bọc mía nướng trên than hoa. Vị ngọt của mía đem lại cho phần thịt tôm một hương vị vô cùng đặc biệt. Chạo tôm thường được dùng như một món khai vị, hoặc ăn kèm bún, cà rốt, rau thơm và lạc giã nhỏ.


13. Hủ tiếu: Tương tự như phở ở miền Bắc, hủ tiếu là món đặc trưng của miền Nam Việt Nam. Không giống như phở, sợi hủ tiếu được trộn cùng dầu tỏi, đường, dầu hào và xì dầu trước khi thêm nước dùng được ninh từ xương gà hoặc xương lợn. Những nguyên liệu khác gồm hải sản, gà, tiết lợn


14. Cơm tấm: Đây là món đặc sản của Sài Gòn, được làm từ gạo vỡ, ăn kèm với sườn nướng, bì, chả, trứng và dưa chuột, rưới thêm nước mắm hoặc nước sườn nướng. Thực khách thường có thêm một bát nước dùng để ăn kèm cơm tấm.



15. Bò lúc lắc: Đây là món ăn có khởi nguồn từ ẩm thực Pháp, xuất hiện từ những năm 1960. Tên của món ăn này bắt nguồn từ hình dạng của miếng thịt bò: “lúc lắc” nghĩa là miếng thịt bò to bằng cỡ một viên xúc xắc để có thể ăn bằng đũa dễ dàng hơn. Bò lúc lắc thường được ăn kèm với rau sống, hành tươi. Thịt bò thường được nhúng vào một loại nước chấm làm từ muối, tiêu và chanh.

Mời bạn xem tham gia các khóa học nấu ăn: