Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

Hướng dẫn cách làm Bánh mỳ nướng muối ớt



👉 Nguyên liệu làm bánh mỳ nướng muối ớt: 
+ Bánh mì
+ Tương ớt
+ Sa tế
+ Ruốc heo
+ Xúc xích
+ Bột ngọt
+ Đường
+ Bơ thực vật
+ Hành lá chưng mỡ
+ Tương cà
+ Sốt mayonaise

👉 Cách làm bánh mỳ nướng muối ớt: 
- Pha nước sốt muối ớt: 1 thìa cà phê đường + 1/2 thìa bột ngọt + 1/2 thìa cà phê ớt xay + 1 thìa tương ớt + 1 thìa cà phê sa tế. Tất cả trộn đều cho tan hết gia vị.
Lưu ý: Các bạn ăn cay có thể cho thêm tương ớt xay. Nếu làm với số lượng nhiều thì các bạn làm nhiều sốt hơn (cứ nhân tỉ lệ lên thôi).
- Sau khi gia vị tan đều các bạn dùng cọ quét một lượt bơ thực vật lên bánh mì, sau đó là nước sốt muối ớt.
- Tiếp theo cho bánh mì lên khay nướng, để một lúc cho bánh được ép mỏng và giòn.
- Để khoảng 2 - 3 phút tùy để bánh có độ giòn tùy ý. Sau đó các bạn lấy ra cắt miếng dài, rộng cỡ 2 ngón tay.
- Bày bánh mì nướng muối ớt bánh lên đĩa, cắt miếng dài, rắc chà bông, cho xúc xích cắt nhỏ, hành lá chưng mỡ, rưới sốt tương cà, tương ớt, sốt mayonaise lên là hoàn thành.
Rất ngon miệng phải không? 
Vào bếp và thực hiện ngay thôi! Chúc các bạn thành công nhé!

Mời bạn xem thêm khóa:

👉 Đào tạo chứng chỉ nấu ăn cơ bản & nâng cao


👉 Học nấu ăn ở Hà Nội, học ngắn hạn có bằng Trung cấp chính quy

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

Pha chế cocktail đúng cách thế nào?


Cocktail là một loại thức uống được pha trộn có chứa rượu. Một ly cocktail thường bao gồm một hay nhiều loại rượu và hương như các loại rượu mùi, trái cây, mật ong, sữa hay kem và các loại phụ gia khác... Cocktail đã trở thành một loại thức uống phổ biến được rất nhiều người yêu thích. Nhưng pha chế cocktail đúng cách thì không phải ai cũng biết!

1. Nguồn gốc của Cocktail

Dù Cocktail rất nổi tiếng và được yêu thích, thế nhưng không ai biết chính xác nguồn gốc của thuật ngữ này và thời điểm nó ra đời. Thậm chí có người quả quyết là cách pha chế Cocktail đầu tiên là nước chanh cho thêm bột rắn cạp nong có từ 2 thế kỷ trước công nguyên.
Cocktail đầu tiên lưu hành ở Mỹ, nó giống như đồ uống trong các quán rượu, mới đầu chỉ là cách pha trộn thông thường dùng làm đồ uống trong các hoạt động thể dục thể thao và picnic. Mãi đến những năm đầu của thế kỷ 19 mới có một quán bar bán rượu Cocktail. Cao trào Cocktail nổi lên có tính toàn cầu là ở những năm 20, lúc đó ở Mỹ có luật cấm rượu, người ta đã trộn rượu với đường, nước, hương liệu .v.v. miễn sao uống thấy ngon miệng, và họ đã thành công rực rỡ trong sự pha chế này.
Do sự phát triển của các loại rượu mùi, các thức uống ngày càng được chế biến nhiều hơn, vì thế ngày nay cocktail vô cùng phong phú, đa dạng, đáp ứng đủ mọi nhu cầu của những khách hàng khó tính nhất.

2. Thành phần chính của cocktail
Một ly cocktail thường được cấu tạo bởi bốn yếu tố chính:
- Rượu nền.
- Chất tạo mùi (rượu mùi).
- Chất tạo mầu (nước trái cây, nước ngọt).
- Trang trí.
Tuy nhiên cũng có những loại cocktail chỉ có 2 thành phần như whisky - Co (whisky và coca), Gin - Tonic...
Trong đó, rượu nền là yếu tố tạo nên độ mạnh của cocktail do độ cồn của nó. Người ta hay dùng 2 loại rượu nền là rượu rum vì thích hợp với các loại trái cây và rượu vodka vì là loại rượu trung tính không mầu, không mùi nên không ảnh hưởng về mầu sắc hay mùi vị của các loại thức uống khác.
Còn rượu mùi gồm những nhóm như rượu mùi từ trái cây, rượn mùi nhóm hạt (rượu cà phê, cacao, hạnh nhân) và rượu nhóm thảo mộc (bạc hà, thảo mộc tổng hợp).
Chất tạo màu thường là những loại nước trái cây hoặc nước ngọt. Cocktail pha bằng nước trái cây tươi luôn ngon hơn nước đóng hộp.

3. Cách pha chế
Khi pha chế các thức uống với nhau phải tính đến sự cân bằng của cocktail. Ví dụ, muốn có một loại cocktail hưng phấn thì dịch chuyển về hướng rượu nền, có nghĩa là tăng rượu nền và độ cồn. Nếu dùng cocktail trước bữa ăn thì dịch chuyển về phía nước trái cây và nên dùng chất chua nhiều để kích thích sự tiết dịch. Nếu uống sau bữa ăn có thể dùng nhiều đường hoặc chất béo để tráng miệng thì sơ đồ cân bằng sẽ di chuyển về phía rượu mùi, cocktail sẽ có độ ngọt nhiều.
 Để có một ly cocktail (trung bình khoảng 150ml), có thể chọn không quá 30ml rượu nền (40 độ), không quá 30ml rượu mùi (16 - 30 độ) và còn lại là chất tạo mầu.
Cocktail khi pha chế được lắc hoặc khuấy trộn để cho các chất hòa quyện lẫn nhau và làm lạnh bởi nước đá. Có bốn phương pháp pha chế như sau:
👉 Lắc bằng bình : dung tích 150ml (một người uống), dùng bình lắc chuyên dùng để lắc hỗn hợp với đá. Khi rót ra ly không có đá.
👉  Khuấy: có thể pha nhiều, cho tất cả các thành phần vào khuấy với đá, sau đó lấy đá ra, uống lạnh không đá.
👉  Uống trực tiếp với đá: sau khi khuấy trộn các thành phần, rót vào ly uống với đá.
👉  Xay: đây là loại cocktail trái cây như dứa, xoài, dung tích hơn 150ml, dùng khi cần bổ sung nhiều nước và chất xơ cho cơ thể tương tự như sinh tố.

4. Trang trí Cocktail

Trang trí rất được chú ý trong cách pha chế cocktail, từ kiểu ly đựng cho đến các loại trái cây, lúc nào cũng phải lưu ý đến hướng cân bằng của mầu sắc và trang trí, dù cocktail có ngon đến đâu mà không bắt mắt thì không ai thích uống.. Phải chú ý đến sự hài hòa theo chủ đề chính, ví dụ nếu nước có hương vị cam thì nên có một lát cam hoặc dứa thì trang trí một miếng dứa...
                                                                                                                                 Tng hợp từ Internet


Mời bạn xem thêm khóa  Tuyển sinh lớp Pha chế đồ uống học nhanh có bằng



Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

14 đề thi minh họa THPT quốc gia 2017


Nhằm tạo thuận lợi cho thí sinh dự thi kỳ thi THPT quốc gia 2017, chiều 05/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố 14 đề thi minh họa của các môn thi để giáo viên và học sinh tham khảo.




1. Đề minh họa môn Toán xem Tại đây
2. Đề tiếng Pháp xem Tại đây
3. Đề tiếng Trung xem Tại đây
4. Đề tiếng Đức xem Tại đây
5. Đề tiếng Nhật xem Tại đây
6. Đề Giáo dục công dân xem Tại đây
7. Đề môn Vật lý xem Tại đây
8. Đề môn Hóa học xem Tại đây
9. Đề môn Sinh học xem Tại đây
10. Đề môn Văn học xem Tại đây
11. Đề môn Lịch sử xem Tại đây
12. Đề môn Địa lý xem Tại đây
13. Đề môn tiếng Anh xem Tại đây
14. Đề môn tiếng Nga xemTại đây
                                                                                                                      _Theo báo Dân trí_

👉 Những điều cần biết những điều cần biết về tuyển sinh Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng,  Đại học

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

20 sai lầm cha mẹ hay mắc phải khi dạy con

20 sai lầm 
cha mẹ hay mắc phải khi dạy con 

Rất nhiều lời nói ra trong lúc vô tình, sẽ theo đứa trẻ tới tận khi chúng lớn lên và trở thành nỗi ám ảnh suốt đời.

1. Tôi nhớ một chú công an từng nói: "Đừng dọa trẻ con rằng nếu chúng không ngoan, sẽ bị công an bắt. Chúng tôi hy vọng lúc chúng cảm thấy sợ hãi sẽ chạy về hướng chúng tôi, chứ không phải bị chúng tôi dọa chạy."

2. "Nếu không phải vì con thì bố mẹ đã ly hôn từ lâu rồi."

3. "Con đừng so bì với người ta, nhà người ta giàu, nhà mình nghèo."

4. Đừng chọn lúc ăn cơm để mắng mỏ, dạy dỗ trẻ, có chuyện gì cũng phải để sau bữa ăn. Tới tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ cái cảm giác khi vừa khóc vừa nhét thức ăn vào miệng, cảm giác bỏng rát từ họng đến dạ dày, thật sự rất khó chịu.

5. "Em thích thì con đưa cho em đi. Em bé hơn, con là anh/chị, phải biết nhường em chứ." Nhưng khi con còn bé như em ấy, con không hư đến mức đòi cho bằng được món đồ mà người khác vô cùng yêu quí như thế.

6. "Mày nhìn con nhà người ta, rồi nhìn lại mày xem..."

7. Khi chơi đùa cùng các bạn nhỏ khác, đừng khăng khăng nhất mực bắt con mình phải nhường nhịn, từ chối. "Cho bạn chơi một lúc thì có làm sao?" "Bị bạn đẩy một cái thì có làm sao?" "Bạn ăn một miếng thì có làm sao?"... Nhường nhịn thỏa đáng, nhường nhịn cũng phải tùy trường hợp, cứ lúc nào cũng nhường, cũng nhịn sẽ khiến đứa trẻ khi lớn lên trở nên yếu đuối, sợ người.

8. Trẻ con cũng có lòng tự trọng của chúng, đừng lúc nào cũng lôi những chuyện xấu hổ từng xảy ra với chúng ra làm truyện cười kể cho người khác, cũng đừng đem bí mật chúng tin tưởng nói ra với bạn ra làm chủ đề bàn luận, nói chuyện sau giờ cơm, dù là với họ hàng thân thích.


9. Tất cả những ngôn ngữ liên quan đến phủ định và giận cá chém thớt. Rất nhiều lời nói ra trong lúc vô tình, sẽ theo đứa trẻ tới tận khi chúng lớn lên. Đừng coi trẻ con như cái thùng rác để xả cảm xúc.

10. Đừng bao giờ so sánh con mình với con người ta. Trên thế giới này không có trẻ hư, chỉ có những bậc làm cha làm mẹ và những người làm thầy làm cô không biết giáo dục trẻ.

11. Người mẹ hỏi đứa con: "Sau khi tuyết tan là gì?" Đứa bé đáp: "Là mùa xuân, mẹ ạ!" Người mẹ ngay lập tức đánh vào đầu đứa con: "Tuyết tan là nước chứ!" Mong người lớn đừng bao giờ hạn chế, trói buộc trí tưởng tượng của con trẻ!

12. Đừng mắng trẻ nhỏ lúc đang ăn cơm và trước lúc ngủ. Khóc trong lúc ăn và khóc trong khi ngủ là những chuyện bi thảm nhất trong đời.

13. Đọc nhật kí của con, rồi coi nó là một chuyện hết sức hiển nhiên

14. Một em nhỏ 3, 4 tuổi không biết học được ở đâu mấy câu chửi bậy, người lớn trong nhà nghe thấy chỉ biết cười to rồi khen thông minh.

15. "Đừng chơi với ABC, nó học dốt/ nó bị bệnh XYZ/ nó hư/ bố mẹ nó blablablah..."

16. "Người lớn nói thì phải nghe chứ!" Mọi yêu cầu đều bị phủ quyết ngay khi vừa nói ra, hỏi bố mẹ lí do, chỉ nhận một câu: "Bố/Mẹ nói không được là không được!"

17. Thay vì chỉ trích, hết chê trẻ học kém, làm không tốt, hãy thay bằng câu khích lệ, cổ vũ trẻ lần sau làm tốt hơn.

18. Đừng lôi gia cảnh ra để làm áp lực cho trẻ con, đừng suốt ngày than vãn "Nhà mình nghèo", "Nhà mình không có tiền", "Nhà mình không so được nhà người ta"... Bởi thay vì trở thành động lực, rất có thể nó sẽ trở thành mặc cảm tự ti cho trẻ.

19. Bố mẹ còn chưa nói gì, nhưng cả đống họ hàng đã chỉ trỏ: ""Vịt giời" thì học nhiều làm gì? Đằng nào chẳng phải lấy chồng?" "Nhà này sau này làm gì có phần mày, em mày nó cũng đuổi mày sớm thôi." Ghét nhất cái kiểu trọng nam khinh nữ như thế.


20. Kiểm tra được 8 điểm, còn thiếu 2 điểm là được trọn điểm. Họ sẽ trách mắng, oán giận tại sao không giành được 2 điểm kia, phê bình con cái không biết cố gắng, mà quên thử nghĩ xem 8 điểm kia con họ đã làm cách nào để đạt được.
                                                                                                    _Sưu tầm_