Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

10 câu trả lời phỏng vấn xin việc đánh bật các đối thủ


Sau khi nhận được cuộc gọi hẹn phỏng vấn của nhà tuyển dụng, bạn sẽ làm gì tiếp theo? Hãy tham khảo những câu hỏi và câu trả lời thông thái để ghi được những ấn tượng và chinh phục nhà tuyển dụng ngay từ buổi phỏng vấn nhé.



1. Hãy giới thiệu cho nhà tuyển dụng biết về bản thân bạn?
Hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng đang hỏi để đánh giá sự phù hợp của bạn với vị trí công việc, vì vậy bạn nên chuẩn bị những câu trả lời về bạn nhưng gắn với công việc thay vì những vấn đề cá nhân. Bạn chỉ nên trả lời liên quan tới vấn đề cuộc sống cá nhân khi người tuyển dụng thực sự đi sâu và muốn tìm hiểu.
Sau khi nói ngắn gọn về bản thân, bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm vị trí làm việc gần nhất. Bạn nên trình bày những tố chất có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, sau đó có thể “hỏi ngược” lại nhà tuyển dụng.

2.  Hãy nói lý do vì sao bạn nghỉ làm việc ở chỗ cũ?
Hãy đưa ra những câu trả lời mang tính tích cực như: Tôi luôn sẵn sàng đối mặt với các thách thức mới để có cơ hội thăng tiến. Công ty chuyển địa điểm quá xa chỗ ở của tôi… Bên cạnh đó, bạn không nên than phiền  về đồng nghiệp, sếp cũ hoặc quá tham vọng về vị trí công việc trước kia…

3.  Hãy nói về ưu điểm của bạn
Đối với câu hỏi này, bạn phải chuẩn bị thật tốt và nhớ là phải gắn với công việc bạn đang nộp đơn. Hãy nêu các điểm bạn thật sự mạnh và hiệu quả bạn sẽ đem lại đối với công việc trên, đồng thời đừng quên những ví dụ mà bạn đã thực hiện được ở công việc trước đó. Nhìn chung, các nhà tuyển dụng đều có xu hướng muốn nhìn thấy ở nhân viên mình các điểm mạnh chính sau: Kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng thích nghi với sự thay đổi về văn hóa công ty, linh hoạt trong giải quyết vấn đề…
Bạn nên tránh đưa ra những ưu điểm không phù hợp với công việc đang ứng tuyển dễ gây nhàm chán và thể hiện bạn là người “nói nhiều hơn làm”, nó làm bạn mất điểm với nhà tuyển dụng.

4. Hãy nói lý do tại sao bạn lại muốn làm việc tại đây?
Câu hỏi này đưa ra nhà tuyển dụng mong đợi một câu trả lời cho thấy bạn đã cân nhắc kỹ lưỡng về công ty mình muốn làm việc chứ không phải là bạn đã gửi đi bao nhiêu hồ sơ xin việc và chờ đợi người ta gọi điện tới.
Để trả lời tốt câu hỏi này, bạn nên chuẩn bị trước về những nội dung: Tìm hiểu về công ty mà bạn xin tuyển dụng và đọc kỹ về vị trí mà bạn mong muốn, chuẩn bị sẵn 2 – 3 lý do bạn muốn làm việc cho công ty.

5. Bạn dự định làm việc cho chúng tôi trong bao lâu?
Nếu bạn nói thời gian cụ thể thì dù ngắn hay dài cũng đều dễ bị nhà tuyển dụng bẻ lại. Cách tốt nhất là những câu trả lời khéo léo như: “tôi sẽ làm cho công ty mãi nếu như cả hai đều hài lòng” hoặc “tôi sẽ làm hết sức nếu như thấy tốt cho cả hai”…

6. Mức lương mà bạn mong muốn ra sao?
Câu hỏi này được xem như trò chơi mà bạn có thể thua cuộc nếu không chơi thông minh. Vì vậy, hãy đừng trả lời thẳng câu hỏi này. Câu trả lời thích hợp cho câu hỏi này thường là, 'Tùy theo vị trí công việc”. Hầu hết các nhà tuyển dụng thường đặt ra một mức lương cụ thể gắn liền với một chức danh công việc, vì vậy họ luôn cảm thấy cần phải hỏi câu hỏi này.

7. Khả năng chịu đựng áp lực công việc?
Bạn có thể nói rằng bạn chịu được áp lực công việc. Hãy nói tới các áp lực mà bạn phải đối mặt hàng ngày, ví dụ như thường xuyên phải chịu áp lực về hoàn thành việc đúng thời hạn được giao.
Không nên nhắc tới các áp lực mà bạn tự tạo ra cho chính mình, ví như là chần chừ quá lâu mới bắt đầu một việc gì đó, hay là giải quyết một nhiệm vụ mà đã thiếu trách nhiệm ngay từ khi bắt đầu.

8. Kỳ vọng của bạn với công việc mới là gì?
Hãy cho họ biết rằng bạn đang bước đầu làm quen với công việc, do vậy những kỳ vọng là những điều kiện làm việc tốt đẹp và khuyến khích sự phát triển đóng góp cho công ty. Bạn cũng có thể kỳ vọng vào những công việc khiến bạn phấn khích để thuyết phục nhà tuyển dụng.

9. Nếu trúng tuyển, kế hoạch để bắt đầu công việc của bạn như thế nào?
Trong trường hợp này, bạn không nên nêu rõ kế hoạch. Bởi vì, thực tế bạn chưa nắm rõ cụ thể tình trạng công việc cụ thể mà bạn tiếp nhận như thế nào. Cho nên, câu hỏi thông minh nhất bạn cần nói chính là “Sau khi tôi chính thức trúng tuyển, tôi bắt tay vào làm việc luôn, nắm thực trạng công việc hiện tại, tôi sẽ ngay lập tưc có chiến lược phát triển nó hiệu quả”.

10. Bạn có câu hỏi gì dành cho chúng tôi?
Không phải tất cả nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi này, nhưng tốt nhất hãy chuẩn bị cho câu hỏi này. Hầu hết mọi người viết ra một số câu hỏi trước khi họ tiến tới cuộc phỏng vấn của họ trong trường hợp họ được hỏi câu hỏi này. Bạn không cần phải hỏi những câu hỏi có tính vĩ mô hoặc quá rộng nhưng hãy hỏi những câu hỏi thông minh. Hãy hỏi những câu hỏi cơ bản: “mỗi nhân viên của công ty sẽ bắt đầu bằng việc gì”, “công việc chính của bạn ở công ty là gì” hoặc bất kỳ câu hỏi chung chung khác mà bạn có thể nghĩ đến.

Ngoài kinh nghiệm phỏng vấn, kỹ năng tay nghề cũng là yếu tố rất quan trọng quyết định trực tiếp tới cơ hội được nhận vào làm của bạn. Để tay nghề thành thạo, rất nhiều người quyết định chọn các khóa học Trung cấp ngắn hạn để bồi dưỡng và nâng cao tay nghề! Các bạn có thể tìm hiểu thêm về các khóa học tại đây:


Chúc các bạn thành công!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét